Vần văn học
Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ dựa trên cơ sở sự lặp lại không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và giữa các dòng thơ.
– Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)
– Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)
Vần được phân biệt theo vị trí gieo vần : vần chân và vần lưng, phân biệt theo mức độ hòa âm : vần chính và vần thông.
Trong thơ, vần thơ thực hiện ba chức năng : 1) Tách biệt các dòng thơ và tạo liên kết giữa chúng với nhau (ví dụ: vần chân); 2) Tạo âm hưởng, tiếng vang trong thơ; 3) Tạo tâm thế “chờ đợi vần” đối với các tiếng xuất hiện sau đó ở vị trí nhất định nhằm làm nổi bật ý nghĩa của từ hiệp vần.
Bài viết liên quan
- Liverpool F.C.
- Tiểu thuyết chương hồi
- Khắc Việt
- Dung Doll
- Phê bình ấn tượng
- Văn phong
- Điển hình (văn học)
- Châm ngôn
- Thép xây dựng Việt Mỹ VAS thông báo dự kiến tăng giá - 07/01/2023
- 1 cây thép phi 12 nặng bao nhiêu kg? - 31/12/2022
- Các loại phế liệu sắt theo biểu thuế năm 2023 - 29/12/2022
Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho chúng tôi, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác.
SĐT: 0906 493 329 ( Viber) Zalo: 0947 083 082- Email: nguyentanqua@gmail.com